Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
BÀI TUYÊN TRUYỀN LUẬT HỘ TỊCH 2014

Ngày 04/12/2014 được Quốc Hội thông qua Luật hộ tịch, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 cho đến nay. Luật Hộ tịch  7 Chương, 77 Điều

Hộ tịch được hiểu là những sự kiện, thủ tục pháp lý nhằm mục đích xác định tình trạng nhân thân của một con người…sinh ra là đăng ký khai sinh, trưởng thành là ĐK kết hôn, và chết đi là khai tử……ngoài ra còn một số thủ tục pháp lý phát sinh khác như thủ tục:

- Thủ tục Nhận cha, mẹ, con;

- Thủ tục Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;

- Thủ tục Giám hộ;

Đăng ký hộ tịch là thủ tục không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, chính vì vậy đăng ký hộ tịch có vai trò rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và cơ quan nhà nước. Vì vậy, việc đăng ký hộ tích có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể sau đây:

– Đăng ký hộ tịch là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm bảo hộ các quan hệ của công dân và đồng thời nhân dân được sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, giấy tờ hộ tịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp là căn cứ để xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân đó.

– Những giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sẽ là cơ sở pháp lý để người dân thực hiện các thủ tục liên quan tại các cơ quan nhà nước khác. Và là giấy tờ thể hiện những thông tin cá nhân cơ bản nhất của một cá nhân như họ và tên đầy đủ, chữ đệm, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán, quan hệ hệ cha con, mẹ con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. Là cơ sở để thực hiện các quyền lợi của bản thân và các nghĩa vụ liên quan.

 Thực hiện pháp luật hộ tịch giúp người dân chủ động trong việc hiện thực các quyền, nghĩa vụ cơ bản của mình được ghi nhận trong Hiến pháp - văn bản có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật, trong Bộ luật Dân sự và các đạo luật có liên quan. Thực hiện pháp luật hộ tịch là cơ sở quan trọng để Nhà nước bảo vệ các quyền nhân thân của cá nhân, những sự kiện cơ bản ghi nhận tình trạng nhân thân của một con người từ lúc sinh ra cho đến khi chết. Do đó, khi thực hiện các quy định của pháp luật hộ tịch sẽ giúp người dân hiểu hơn về tầm quan trọng của luật này đối với đời sống người dân, sự quản lý của Nhà nước, sự phát triển của xã hội. (Giúp người dân nhận thức đầy đủ hơn các quyền nghĩa vụ của mình).
Đăng ký và quản lý hộ tịch là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân và Nhà nước. Thông qua việc đăng ký, quản lý hộ tịch, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân. Đồng thời, góp phần vào các biện pháp quản lý dân cư một cách khoa học, phục vụ cho việc xây dựng, hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng của đất nước.
Trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, việc dịch chuyển dân cư trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, quyền con người, quyền công dân đòi hỏi được ghi nhận và bảo đảm thực hiện ở mức cao hơn. Để tạo cơ sơ pháp lý lâu dài, ổn định, thống nhất cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch, nhất là trong việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 với nhiều quy định mới đề cao quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ công tác quản lý, đăng ký hộ tịch theo hướng từng bước chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.Ngày 20 tháng 11 năm 2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua, và có hiệu kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Sau đây là những nội dung cơ bản của Luật Hộ tịch.
         Hộ tịch là những sự kiện nhằm xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết bao gồm:
a) Khai sinh;
b) Kết hôn;
c) Giám hộ;
d) Nhận cha, mẹ, con;
đ) Thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch;
e) Khai tử.
2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Thay đổi quốc tịch;
b) Xác định cha, mẹ, con;
c) Xác định lại giới tính;
d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi;
đ) Ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn;
e) Công nhận giám hộ;
g) Tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Cụ thể:

  1. Đăng ký khai sinh: ĐiỀU 14 Luật Hộ tịch

– Khai sinh. Đây là thủ tục mà bất kỳ cá nhân nào cũng phải thực hiện theo quy định để đảm bảo các quyền lợi của quốc gia. Và trách nhiệm khai sinh sẽ thuộc về người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của trẻ em, tiến hành làm thủ tục đăng ký khai sinh sau khi trẻ được sinh ra.

Thẩm quyền đăng ký khai sinh: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (bao gồm nơi thường trú hoặc tạm trú) của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.     

      Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ không thực hiện việc đăng ký khai sinh sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
-  Giấy tờ phải nộp: Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định (tờ khai do công chức hộ tịch cấp) và giấy chứng sinh được cơ sở y tế cấp.(Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.)
Trường hợp bố, mẹ không thể tự đi đăng ký khai sinh cho con thì khi nhờ ông bà, anh, chị, em và những người thân thích khác đăng ký phải lập văn bản ủy quyền. Nội dung văn bản ủy quyền phải nêu rõ việc thống nhất của bố mẹ trẻ về những nội dung: Họ và tên cháu bé; ngày, tháng, năm sinh; Dân tộc; quê quán…để tránh phát sinh mâu thuẫn và sự sai lệch sau này.
- Giấy tờ xuất trình: xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng của cha mẹ; giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ và chứng minh  nhân dân của người đi đăng ký khai sinh trong trường hợp không phải do cha, mẹ đi đăng ký khai sinh cho con.
Ví dụ: trường hợp ông nội đi đăng ký khai sinh cho cháu thì cần mang theo các giấy tờ sau: giấy chứng sinh gốc, giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ, chứng minh nhân dân của cha, mẹ, giấy ủy quyền, CMND của ông nội để lên làm thủ tục đăng ký khai sinh. Cần phải xuất trình đầy đủ những loại giấy tờ trên để đảm bảo thông tin chính xác và đầy đủ, đúng trình tự thủ tục theo quy định.

     Thủ tục Đăng ký lại khai sinh: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 76 Luật Hộ tịch 2014, Việc đăng ký lại khai sinh đã được đăng ký trước ngày 01/01/2016 được thực hiện theo Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch như sau:

Điều kiện đăng ký lại khai sinh được quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể:

- Việc khai sinh đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

- Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

- Việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Như vậy, trường hợp được đăng ký lại khai sinh thì phải có sự kiện là giấy tờ hộ tịch bản chính đã bị mất.

Về thẩm quyền đăng ký lại khai sinh:

"Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh."

Theo quy định này, thẩm quyền thực hiện đăng ký lại khai sinh là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đây đã cấp giấy khai sinh. Trong trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh đã chuyển hộ khẩu thường trú khác nơi trước đây đã đăng ký khai sinh thì có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đang thường trú để thực hiện đăng ký lại khai sinh.

Trình tự, thủ tục thực hiện

Việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cụ thể như sau:

Người có yêu cầu đăng ký lại khai sinh nộp hồ sơ đăng ký lại khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đây đăng ký khai sinh hoặc nơi thường trú ở thời điểm hiện tại. Hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây:

- Tờ khai theo mẫu quy định, trong đó có cam đoan của người yêu cầu về việc đã đăng ký khai sinh nhưng người đó không lưu giữ được bản chính Giấy khai sinh;

- Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó;

- Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ theo quy định trên phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

Việc đăng ký lại khai sinh xảy ra các trường hợp: có bản sao giấy khai sinh trước đây và không có bản sao giấy khai sinh trước đây. Với mỗi trường hợp, việc thực hiện đăng ký lại khai sinh được quy định như sau:

Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh. Việc xác định nội dung đăng ký lại khai sinh trong trường hợp này được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:

-Trường hợp hiện tại thông tin về cha, mẹ, bản thân người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có thay đổi so với nội dung giấy tờ cấp trước đây thì người đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh việc thay đổi. Nếu việc thay đổi thông tin là phù hợp với quy định pháp luật thì nội dung đăng ký lại khai sinh được xác định theo thông tin thay đổi; nội dung thông tin trước khi thay đổi được ghi vào “Phần ghi chú những thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh.

- Tại thời điểm đăng ký lại khai sinh, nếu địa danh hành chính đã có sự thay đổi so với địa danh ghi trong giấy tờ được cấp trước đây thì xác định và ghi theo địa danh hành chính hiện tại; việc thay đổi địa danh hành chính được ghi vào “Phần ghi chú những thay đổi sau này” tại mặt sau của Giấy khai sinh và mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh.

Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 26 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Thời gian giải quyết:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

Nếu việc đăng ký lại khai sinh được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là nơi đã đăng ký khai sinh trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân nơi đăng ký khai sinh trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.

  1. Đăng ký kết hôn: Điều 18 LHT

 Kết hôn. Đây là nhu cầu hạnh phúc của con người, là hình thức hợp pháp hóa việc chung sống của hai cá nhân, theo đó sẽ thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của nhau theo đúng với quy định của pháp luật. Và được pháp luật bảo vệ theo khuôn khổ của pháp luật.

- Thẩm quyền ĐKKH: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (BAO GỒM NƠI THƯỜNG TRÚ HOẶC TẠM TRÚ)  của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
Hồ sơ đăng ký kết hôn gồm những giấy tờ sau đây:
Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu do CC Tư pháp cấp);
-  Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn; (do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của bên nam, bên nữ cấp trong trường hợp bên nam hoặc bên nữ cư trú tại địa phương khác).
- Bản chính Giấy chứng minh nhân dân của hai bên nam, nữ;
- Bản chính Giấy tờ về hộ khẩu của hai bên nam, nữ.
=>  đối với ĐKKH hai bên nam nữ phải có mặt.
         3. Đăng ký khai tử: Điều 34 LHT
- Thẩm quyền ĐKKT: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
- Thời hạn và trách nhiệm ĐKKT: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
- Gấy tờ cần nộp:  Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch;
- Giấy tờ xuất trình: Chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của người chết; CMND của người đi đăng ký khai tử.
       4. Đăng ký nhận cha, mẹ, con: Điều 25 LHT
- Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
-  Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con: Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch.  Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.
     5. Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch: Điều 28 LHT
- Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Phạm vi thay đổi hộ tịch: Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự như:  việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó; theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt; theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con; thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại; thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình; thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính; các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.” Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch: Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch..Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Thủ tục bổ sung hộ tịch
1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp bổ sung hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng và đóng dấu vào nội dung bổ sung.
          Lưu ý: Kể từ ngày 01.01.2016,  mọi thông tin hộ tịch đều được lưu trữ vào phần mềm hộ tịch do Bộ Tư pháp trực tiếp trên quản lý, chính vì vậy mọi thông tin khi các cá nhân cung cấp phải đảm bảo chính xác và thống nhất với mọi giấy tờ đã được cơ quan nhà nước cấp, tránh trường hợp khai sai lệch thông tin. Đặc biệt đối với ĐK Khai sinh, từ năm 2016 Luật Căn cước công dân có hiệu lực thi hành, mỗi trẻ em sinh ra khi đăng ký khai sinh sẽ được cấp số định danh cá nhân sau này là số trên thẻ căn cước công dân thay cho chứng minh nhân dân được Bộ Công an cấp nên yêu cầu các cá nhân khi đi đăng ký KS phải cung cấp đầy đủ giấy tờ theo thủ tục ĐKKS nói trên để đảm bảo thông tin chính xác. Nếu cá nhân nào không cung cấp đầy đủ hồ sơ theo quy định, công chức Tư pháp hộ tịch sẽ không tiếp nhận hồ sơ để giải quyết. Khi cung cấp thông tin phải đảm bảo chính xác theo các giấy tờ đã được cấp về họ tên, năm sinh, nơi thường trú của cha, mẹ; thống nhất đặt tên tránh trường hợp trùng tên gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, vấn đề tâm linh…., ghi chính xác ngày, tháng, năm sinh theo giấy chứng sinh được cơ sở y tế cấp. Khi đã xác nhận thông tin nhập vào phần mềm, nếu có sai sót trong quá trình kê khai cá nhân đăng ký phải chịu hoàn toàn trách nhiệm./.

                                                                                                                                                                                                                                          Th/h: Nguyễn Hậu

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ QUẢNG LONG - HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

Chịu trách nhiệm: Lê Bá Hùng- Chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Số điện thoại: 0964388368

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa